Mới đây mô hình của những chiếc điện thoại iPhone 14 đã bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam. Hiện vẫn chưa rõ tên gọi chính thức của từng mẫu máy thuộc dòng sản phẩm này.
Bốn mô hình này được chia thành 2 loại kích cỡ khác nhau. Trong đó, hai mẫu máy trong ảnh có kích cỡ tương tự như iPhone 13 Pro.
Mẫu máy màu xanh xám có khung viền bóng. Cụm camera của máy gồm 3 camera giống như ở iPhone 13 Pro.
Mẫu máy màu trắng cùng kích cỡ có cụm camera giống như ở iPhone 13 và sở hữu khung viền nhám.
Cuối cùng là mẫu máy màu trắng với cụm camera và kích thước tương tự iPhone 13 Pro Max, khung viền bóng.
Đối với phần màn hình, từ góc độ cảm quan, máy không lộ rõ đây là màn hình tai thỏ hay màn hình chữ i như những lời đồn đoán.
Dù chưa có nhiều thông tin rõ ràng, các mẫu máy mô phỏng này đã phần nào giúp khắc họa rõ nét về thiết kế và kiểu dáng của những chiếc iPhone 14.
Trọng Đạt
" alt=""/>Loạt mô hình iPhone 14 vừa xuất hiện tại thị trường Việt NamMột luồng phát sóng có thể kéo dài vĩnh viễn vì YouTube không giới hạn thời gian trực tiếp.
Bằng một chiếc máy tính, người dùng có thể cài đặt ứng dụng có tính năng phát sóng như OBS, Xsplit, Streamlab... Sau đó, họ cần thực hiện các bước thiết lập để nạp nguồn video vòng lặp và âm thanh lên YouTube.
Tuy nhiên, cách thức này có nhiều hạn chế. Máy tính cá nhân sẽ suy giảm độ bền, hiệu năng khi phải hoạt động liên tục. Ngoài ra, những sự cố về nguồn điện, mạng Internet cũng có thể gây gián đoạn buổi phát sóng.
Một giải pháp tối ưu hơn là thuê các máy chủ ảo (VPS) để khởi chạy phần mềm phát sóng. Người dùng cần trả phí theo kỳ hạn và dung lượng lưu trữ. Đồng thời, dịch vụ dạng này giúp đơn giản hóa quy trình phát sóng. Việc chăm sóc thiết bị sẽ được thực hiện bởi đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, họ cũng đảm bảo sự ổn định của đường truyền và nguồn điện.
![]() |
Thuê máy chủ ảo là phương pháp phát sóng 24/7 tối ưu. Ảnh: Getty. |
Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng thêm giao thức RTMP (Real Time Messaging Protocol) để tạo hai nguồn phát sóng riêng lẻ cho một luồng trực tiếp. Điều này sẽ đảm bảo sự liên tục của video nếu một nguồn gặp sự cố.
Ngoài ra, hiện tại có những dịch vụ trọn gói được lập trình sẵn cho việc phát trực tiếp 24/7. Ví dụ là một ứng dụng có tên Gig, cung cấp công cụ phát trực tiếp từ hai máy tính riêng biệt, tránh sự cố, tự động sao lưu và hỗ trợ bảo trì. Người dùng chỉ cần đẩy nội dung mình cần phát sóng lên nền tảng. Gói dịch vụ có giá 15 USD/7 ngày phát sóng.
Lofi Girl tạo ra trào lưu trên YouTube
Video đơn giản với hoạt ảnh một cô gái bên bàn học cùng âm nhạc êm ái, giúp người nghe thư giãn luôn đạt một lượng người theo dõi đáng kể trong suốt 2 năm phát sóng. Sau 5 năm hoạt động, kênh Lofi Girl thu về hàng tỷ lượt xem cùng hơn 10 triệu người đăng ký. Từ đây, những nội dung bắt chước cũng xuất hiện tràn lan trên nền tảng.
![]() |
Hình ảnh cô gái ngồi học bài trở thành biểu tượng của thể loại Lofi. Ảnh: Lofigirl. |
Khác với các kỹ thuật đơn giản để thiết lập luồng phát sóng 24/7, bản quyền của kênh âm nhạc này có nhiều vấn đề. Theo The Verge, Lofi Girl hoạt động trên vùng xám về quy định bản quyền từ YouTube. Cụ thể, kênh làm việc với các nghệ sĩ để sử dụng bài hát của họ trên luồng trực tiếp. Tuy nhiên, Lofi Girl không nắm giữ bản quyền tất cả tác phẩm.
Trước khi bị chấm dứt vào 10/7, Chilled Cow (tiền thân của Lofi Girl) cũng bị chấm dứt một video phát sóng kéo dài hơn 13.000 giờ vào năm 2020. Lý do được đưa ra cũng là vi phạm bản quyền của nền tảng.
Sau đó, phía YouTube phản hồi rằng việc luồng phát sóng bị dừng là do sai lầm của họ. Luồng trực tiếp được khôi phục sau đó và kéo dài đến ngày 10/7. Vào năm 2017, kênh cũng bị chấm dứt sau khi phát trực tiếp 3 tháng vì sử dụng hình ảnh từ phim hoạt hình Whisper of the Heart của studio Ghibli.
(Theo Zing)
Chương trình phát sóng của kênh Lofi Girl bị chấm dứt sau 2 năm hoạt động bởi vấn đề bản quyền với YouTube.
" alt=""/>Video dài 2 năm trên YouTube được phát thế nào![]() | ||
Ngô Thanh Vân giản dị tận hưởng cuộc sống bình yên mùa dịch cùng hai cháu gái.
|
Mới đây, Ngô Thanh Vân thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng khi lên mạng “bóc phốt” về việc bị lừa đảo qua điện thoại. Theo lời nữ diễn viên, những đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi của mình rất chuyên nghiệp và tinh vi nhưng đã bị cô nhanh chóng phát hiện và lấy thông tin công khai trên mạng xã hội.
Cụ thể, Ngô Thanh Vân cho biết vào sáng sớm cho nhận được cuộc điện thoại từ một số lạ và cho biết bưu điên có nhận của ngân hàng Đ gửi cô một thư bảo đảm và yêu cầu cô đọc tên và số CMND. Sau đó, người gọi cho biết cô có mở thẻ ở ngân hàng A, đã tiêu 38 triệu và ngân hàng trên đã đòi nợ cô 5 lần. Ngô Thanh Vân phủ nhận thông tin trên.
Kẻ lừa đảo không chịu dừng lại và cho hay Ngô Thanh Vân đã bị mạo danh và chuyển qua bên an ninh để báo án và nối máy với cơ quan này. Người tự xưng phía an ninh tiến hành thu thập thông tin của Ngô Thanh Vân và ghi âm cuộc điện thoại. Sau đó, người này yêu cầu cô đến đồn công an khai báo "nhưng vì dịch nên không di chuyển được nên khai báo qua mạng". Để lấy lòng tin của Ngô Thanh Vân, người này còn hướng dẫn cô check số điện thoại để xác minh số điện thoại của cơ quan an ninh. Đây là thủ đoạn mà Ngô Thanh Vân đánh giá rất tinh vi.
Sau đó, kẻ lừa đảo tiếp tục nhắc lại lý do vì dịch nên không di chuyển được, yêu cầu Ngô Thanh Vân khai báo qua mạng bằng cách kết bạn zalo và gửi CMND. Đến lúc này, thấy thủ đoạn lừa đảo quá rõ ràng, Ngô Thanh Vân đã cúp máy.
Vì có nhiều kinh nghiệm với các giao dịch ngân hàng và có tinh thần cảnh giác cao, nên Ngô Thanh Vân nhận ra rất nhanh thủ đoạn lừa đảo của nhóm người bất lương.
Đăng tải trên fanpage đầy đủ các bước về quy trình, thủ đoạn của nhóm lừa đảo, Ngô Thanh Vân muốn cảnh báo khán giả và người hâm mộ về nhóm người bất lương muốn lợi dụng tình hình dịch để lừa tiền những người dân cả tin và chưa có nhiều hiểu biết về việc lừa đảo qua mạng. Cô nhấn mạnh mọi người nên thận trọng với các số điện thoại lạ và dài thì không nên bắt máy vì có thể đó là số của những kẻ lừa đảo.
Linh Thuỳ
Rùng mình câu chuyện Ngô Thanh Vân suýt là nạn nhân của chiêu lừa đảo tinh vi
" alt=""/>Bị lừa qua điện thoại, Ngô Thanh Vân lên mạng ‘bóc phốt’